Ông Toyoda, năm nay 66 tuổi, tham gia hội đồng quản trị của Toyota vào năm 2000. Năm 2005, ông được thăng chức Phó Chủ tịch điều hành. Ngày 23/6/2009, ông Toyoda nhận chức Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành Toyota. Quá trình dẫn dắt Toyota qua hơn 1 thập niên, hãng xe Nhật Bản gần như đứng ngoài xu hướng xe điện, mà cho rằng công nghệ hybrid mà họ từng đi đầu mới phù hợp .
Tuy nhiên, trước cuộc chạy đua chóng mặt về sản xuất xe điện cũng như quá trình tiến sang châu Á của Tesla ngày càng rõ hơn, Toyota đã dần phải thay đổi, dù quá muộn.
Năm 2021, Toyota từng tuyên bố sẽ ra mắt 30 mẫu xe điện cho tới thời điểm 2030, nhưng tốc độ ra mắt xe điện bản thương mại của hãng gần như quá chậm chạp so với các đối thủ truyền thống và cả công ty start up.
Hiện tại, Toyota gần như bỏ ngỏ thị trường ô tô điện ở Mỹ, châu Âu và sắp mất cả ở châu Á và tay các hãng xe Mỹ, Trung Quốc.
Phát biểu trên Toyota Times, ông Akio Toyota nói rằng ông tự nhận thấy giới hạn của chính mình và tin tưởng đội ngũ mới với Tổng Giám đốc Sato “sẽ có sứ mệnh biến Toyota thành một nhà cung cấp giải pháp vận chuyển”.
Đình Quý (theo CNBC)
Theo lời kể của chủ xe, anh đã mua chiếc ô tô điện GAC Aion S và mới chỉ chạy được chưa tới 30.000 km.
Tuy nhiên, cách đây ít ngày, đại lý ô tô nơi anh mua xe đã liên hệ và yêu cầu anh đến thay pin cho chiếc GAC Aion S. Vì một vài lí do cá nhân và thấy xe vẫn đang sử dụng bình thường nên anh đã không đến đại lý để thay pin theo như yêu cầu.
Kết quả là chiếc GAC Aion S đã bị khóa. Cụ thể hơn, chiếc xe vẫn đóng mở cửa được bình thường nhưng chủ xe không thể khởi động được. Khi khởi động xe theo cách thông thường, ở bảng đồng hồ trung tâm hiển thị dòng chữ “Chức năng khởi động đã bị vô hiệu hóa”.
Cảm thấy khó hiểu về điều này, anh đã ngay lập tức liên hệ với phía đại lý và nhận được câu trả lời rằng “pin xe bị lỗi nên hãng đã tạm thời khóa”.
Khi chủ xe tỏ ý không đồng tình với lời giải thích này, nhân viên đại lý yêu cầu anh kéo xe đến tận nơi để kiểm tra. Không còn cách nào khác, anh buộc phải làm theo. Quá bức xúc, anh đã đưa câu chuyện của mình lên mạng xã hội trong khi phía GAC Aian vẫn chưa lên tiếng phản hồi về vấn đề này.
Bên dưới bài đăng của chủ xe GAC Aion S, nhiều người tỏ ra khá bất bình với cách làm việc của đại lý.
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao một chiếc xe điện với số ODO chưa tới 30.000 km lại phải thay pin. Ngoài ra, “nếu như pin xe có lỗi, tại sao hãng xe không tiến hành thu hồi hàng loạt theo quy trình mà lại phải gọi điện riêng cho từng chủ xe?”, một tài khoản thắc mắc. Chưa kể, theo họ, hãng xe cũng không được quyền tự ý khóa xe của khách hàng từ xa khi họ từ chối thay pin.
Mẫu sedan GAC Aion S ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm ô tô Quảng Châu 2018 và từng được xem là “mối nguy” của Tesla Model 3. Mẫu xe này có thiết kế đậm chất khí động học với nhiều công nghệ hiện đại. Theo hãng xe, GAC Aion S sở hữu hiệu năng như xe Tesla nhưng lại có mức giá rẻ hơn. Hiện tại, GAC Aion S đang được phân phối với mức giá khởi điểm từ 146.800 nhân dân tệ (khoảng 22.600 USD) tại thị trường Trung Quốc.
Minh Nhật (Theo Sina)
Bạn có bình luận thế nào về cách hãng xe khoá ô tô của khách hàng trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với công nghệ mới, người lái ô tô điện Aion V Plus có thể chỉ cần đi 200km sau 5 phút sạc pin.
" alt=""/>Chủ xe 'sốc' vì chiếc ô tô điện mới mua bị hãng vô hiệu hóa từ xaCụ thể, tại mục liệt kê thứ 5 liên quan đến đèn chiếu sáng phía trước, có nêu: "Đèn chiếu sáng thay mới đảm bảo cùng hình dạng, kích thước, loại bóng đèn (sợi đốt, halogen, Led, Bixenon) và không làm thay đổi kết cấu hệ thống điện của xe. Đèn sương mù, đèn gầm lắp đặt ở vị trí thấp hơn đèn chiếu sáng, có ánh sáng màu vàng hoặc trắng, có chùm sáng luôn hướng xuống".
Hướng dẫn trên của Cục Đăng kiểm Việt Nam không thực tế ở chỗ, những xe ô tô bản thiếu thì nhà sản xuất đã tiết kiệm chi phí (hoặc sử dụng linh kiện còn tồn kho - cụ thể là bóng đèn Halogen) nên họ lắp bóng Halogen bên trong mặt đèn chiếu sáng. Trong khi bản đủ thì được lắp bóng Bi-Led với giá bán cao hơn bản thiếu cả trăm triệu, đơn cử như hai phiên bản Toyota Vios MTvà Vios CVT. Tất nhiên đèn chỉ là một yếu tố chênh tiền, ngoài ra còn hộp số và trang bị an toàn, tiện nghi.
Tuy nhiên, việc lấy ví dụ ở trên để thấy rằng thực tế, đèn Bi-Led có kém an toàn hơn Halogen hay không? Vì sao Cục Đăng kiểm không cởi mở vấn đề thay bóng Halogen bằng Bi-Led, có cùng chân xoáy như Halogen, không đục khoét choá, mà giữ nguyên mặt đèn chiếu sáng.
Khi nhà sản xuất bán ô tô bán bản thiếu với đèn chiếu sáng tối thiểu không đáp ứng độ sáng bám đường cao tốc và không hiệu quả (ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, dễ gây biến dạng, rạn mặt đèn) thì người dân mới có nhu cầu thay thế bằng đèn Bi-Led (chân xoáy như đèn halogen, ánh sáng có mặt cắt, toả nhiệt thấp không gây rạn mặt đèn).
Cùng một loại xe, cùng năm sản xuất, chỉ khác nhau mỗi đèn. Thế nhưng xe tự nâng cấp bản tiêu chuẩn để giống bản cao cấp lại không được chấp nhận đăng kiểm.
Tôi muốn đặt câu hỏi là đăng kiểm, kiểm định để an toàn hay kiểm định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất? Đèn sợi đốt và Bi-Led, cái nào hiệu quả, an toàn hơn?
Tại sao phải chăm chăm soi lỗi đèn chiếu sáng không theo nguyên bản thay vì theo tiêu chuẩn an toàn của nhà sản xuất? Nhất là khi nhà sản xuất có cả hai loại đèn cùng tồn tại song song.
Tôi rất mong quý báo quan tâm ý kiến của mình và kính nhờ quý báo chuyển thắc mắc tới cơ quan chức năng tìm hiểu và giải thích cho người tiêu dùng biết rõ hơn. Tôi xin cảm ơn!
Độc giả Lý Chí Trung(Tp.HCM)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!